Tác phẩm Lý Văn Phức

Lý văn Phức để lại một di sản khá đồ sộ bằng chữ Hánchữ Nôm. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện có:

Chữ Hán

  • Học ngâm tồn thảo, gồm 80 bài thơ viết khi vừa thi đỗ cho đến khi bắt đầu làm quan (1819).
  • Tây hành thi ký (Ghi chép bằng thơ trong chuyến đi sứ về phía Tây), gồm 45 bài thơ.
  • Hải hành ngâm (Ngâm trong lúc đi trên biển).
  • Tây hành kiến văn kỷ lược (lược ghi những điều tai nghe mắt thấy trong chuyến đi về phía Tây), gồm những ghi chép trong dịp đi hiệu lực ở vùng biển Tiểu Tây dương năm 1830.
  • Mân hành tạp vịnh thảo (Tạp vịnh trong chuyến đi đến đất Mân), là tập thơ làm trên đường đi sang đất Mân Việt (Phúc Kiến, Trung Quốc) năm 1831. Trong tập này có bài "Biện di luận", là tác phẩm khá nổi tiếng [7].
  • Việt hành tục ngâm (Thơ ngâm tiếp trong chuyến đi Việt Đông)[8].
  • Đông hành thi tạp lục (Tạp ghi bằng thơ trong chuyến đi về phía Đông), làm trong chuyến đi công cán đến Lữ Tống năm 1832.
  • Nghĩ Vô Danh công tự thuật phú (Phú tự thuật của ông Vô Danh, tức Lý Văn Phức), viết sau chuyến đi hiệu lực đến Tân Gia Ba (Singapore) năm 1833.
  • Việt hành ngâm thảo (Thơ ngâm trong chuyến đi Việt Đông)
  • Tam chi Việt tạp thảo (Tạp ghi trong lần thứ ba đến Việt Đông).
  • Kinh hải tục ngâm (Thơ ngâm tiếp khi đi trên biển), gồm 110 bài thơ vịnh cảnh, vịnh di tích trong lần đi công cán đến Áo Môn (Ma Cao) năm 1834.
  • Chu Nguyên tạp vịnh thảo (Bản thảo những bài thơ tạp vinh ở đất Chu Nguyên).
  • Hoàng hoa tạp vịnh thảo (Bản thảo những bài tạp vịnh trên con đường hoa). Hoàng hoa ý nói con đường đi sứ. Đây là tập thơ gồm 76 bài thơ và 1 bài Ký Nhị thị ngẫu đàm (Cuộc trò chuyện giữa hai họ Thích CaLão Tử).
  • Sứ trình chí lược thảo (Bản thảo lược ghi trên hành trình đi sứ).
  • Sứ trình quát yếu biên (Tập sách biên chép tổng quát trên hành trình đi sứ). Cả ba tập sau đều làm trong dịp đi sứ sang Yên Kinh năm 1841.

Ngoài ra, ông còn có một số thơ văn đi sứ soạn chung với các tác giả khác.

Chữ Nôm

  • Sứ trình tiện lãm khúc (Khúc ngâm nhân quan sát trên hành trình đi sứ), kể về cuộc đi sứ đến Yên Kinh (tức Bắc Kinh) năm 1841.
  • Chu hồi trở phong thán (Than thở về chyến trở về gặp gió bão), viết theo thể biền ngẫu, làm khi trên đường từ Tân Gia Ba trở về gặp gió bão năm 1834.
  • Hồi kinh nhật ký (Nhật ký trên đường về kinh)
  • Tự thuật phú (Phú tự thuật), viết theo thể tứ lục, kể thân thế của mình với mục đích đề cao đạo làm con.
  • Bát phong lưu truyện (Truyện về người không phong lưu), thơ trường thiên, ý ám chỉ bản thân mình, làm năm 1815.
  • Phụ châm tiện lãm (Giáo huấn phụ nữ), viết theo thể song thất lục bát.
  • Nhị thập tứ hiếu diễn ca (Diễn ca 24 chuyện hiếu hạnh), viết theo thể song thất lục bát. Nguyên tác của Quách Cư Nghiệp đời Nguyên.

Ngoài ra ông còn diễn âm một số tác phẩm Trung Quốc thành truyện thơ Nôm:

  • Tây sương (Mái Tây), dài 1.744 câu lục bát, dựa theo một vở kịch nổi tiếng ở Trung Quốc do Vương Thực Phủ đời Nhà Nguyên viết. Có người cho rằng người diễn Nôm không phải Lý Văn Phức mà là Nguyễn Lê Quang, bạn đồng liêu của ông.
  • Ngọc Kiều Lê, dài khoảng 2.926 câu lục bát, dựa theo một tiểu thuyết cùng tên ở Trung Quốc.
  • Cừu Đại Nương Trương Văn Thành diễn nghĩa, thể lục bát, viết theo một tiểu thuyết của Trung Quốc.
  • Nhị độ mai diễn ca [9], thể lục bát, viết theo truyện Nhị độ mai của Trung Quốc.